Dự án loa

Thiết kế phân tần 3 way gồm bass 40 Coral 15L-2, củ kèn Nichion NP-5S và siêu treble Fostex FT90H

Thiết kế phân tần 3 way gồm bass 40 Coral 15L-2, củ kèn Nichion NP-5S và siêu treble Fostex FT90H

Anh khách gắn củ bass 40 Coral 15L-2 vào trong một thùng horn kiểu Klipsch, dải trung chơi cặp củ kèn Nichion NP-5S, thuộc thương hiệu YL gắn vào họng JBL và một cặp siêu treble FT90H. Mong muốn shop diy một bộ phân tần cho bộ này.

Củ FT90H là cặp siêu treble đời đầu của T90A, cặp này chưa sử dụng nam châm Alnico, dải tần chơi tới 35kHz, độ nhạy 106dB, loa 8 ohm. Đây là các thông số theo nhà sản xuất. 

Như mọi lần dù có thông số rồi thì shop vẫn phải đo đạc lại, một là vì loa cũ, loa cổ, phải kiểm tra xem thông số còn chính xác không, 2 loa còn cân nhau không, và còn phải đo để lấy file đưa vào phần mềm tính toán phân tần. Việc đo đạc thì vẫn sử dụng 2 thiết bị của Dayton Audio đó là Omnimic V2 và DATS V3. Một cái đo đáp tuyến trở kháng, một cái đo đáp tuyến tần số. 

Đáp tuyến trở kháng của con Fostex FT90H như sau:

Như vậy tần số cắt tối thiểu của siêu treble là khoảng 5000Hz, không nên cắt thấp hơn. Trở kháng thuần vào khoảng gần 8ohm. Loa cộng hưởng tại tần số ~2,400Hz, đó là đỉnh cộng hưởng cao nhất trong đáp tuyến trở kháng. 

Đáp tuyến tần số của loa khá đẹp, siêu phẳng từ tầm 4khz cho tới 20khz, loa có thể thể hiện ở ngoài dải 20khz nhưng thiết bị đo không thể hiện được, tất nhiên là khi đó biên độ của nó cũng giảm xuống sau tần số đó nhưng cơ thể con người vẫn có thể cảm nhận được. 

Còn dưới đây là củ kèn mid Nichion NP-5S, một sản phẩm của công ty YL Nhật Bản. Rất tiếc là 2 củ kèn này không cân nhau, một con bị mất dải trung cao. 

Đáp tuyến trở kháng của củ kèn Nichion NP-5S thứ nhất. 

Đáp tuyến trở kháng của củ kèn Nichion NP-5S thứ 2.

Đáp tuyến tần số của 2 củ kèn Nichion NP-5S, khi so sánh với nhau. Nhìn vào đáp tuyến có thể thấy rõ sự khác biệt giữa 2 củ loa dù cùng một cặp, một con thì tần số cộng hưởng thấp hơn nhiều so với con kia, và trở kháng thuần cũng khác nhau khá nhiều. Kết quả là một trong 2 con bị mất dải trung cao như khi đo đáp tuyến tần số của 2 con dưới đây. 

Như hình thì một con mất dải trung cao từ khoảng 3khz cho tới 10khz. Dựa vào thông số của 2 con thì phải kéo đáp tuyến tần số của siêu tép T925A xuống để lấp khoảng trống mà 2 con mid để lại, nhưng không được thấp quá 5khz. 

Đáp tuyến trở kháng của dải trầm gồm củ loa Coral 15L-2 gắn vào thùng horn kiểu Klipsch.

Đáp tuyến tần số của dải trầm gồm củ loa Coral 15L-2 gắn vào thùng horn kiểu Klipsch. Nhìn đáp tuyến có thể thấy loa có trở kháng thuần 15 ohm, và sau dải tần 1000Hz thì trở kháng thuần tăng lên rất cao. Đó là lý do chúng ta không nên cắt cho loa bass 15inch quá 850Hz. 

Đáp tuyến tần số cho thấy dải tần của con bass này khá rộng, lên tới hơn 2000Hz, khá bằng phẳng và có thẻ xuống sâu cỡ 40Hz. 

Sau nhiều cân nhắc thì quyết định cắt bộ 3 đường này ở 2 tần số: 500Hz và 5,500Hz, phù hợp quy luật tần số cắt dải cao lớn hơn hoặc bằng 10 lần tần số cắt dải dưới. 

Sơ đồ phân tần:

Phân tần cắt bậc 2 cả 3 dải, sử dụng linh kiện sẵn có của anh khách. 

Đáp tuyến tần số: 

Sơ đồ phân tần thực tế:

Đang xem: Thiết kế phân tần 3 way gồm bass 40 Coral 15L-2, củ kèn Nichion NP-5S và siêu treble Fostex FT90H

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng