Dự án loa

Thiết kế phân tần loa DIY 3 way gồm bass Altec 515B mid Goodmans Axiom 301 và Fostex T900A

Thiết kế phân tần loa DIY 3 way gồm bass Altec 515B mid Goodmans Axiom 301 và Fostex T900A

Anh khách từ miền Nam gửi ra cho shop một cặp Altec 515B và Goodmans Axiom 301, cả 2 đều là các dòng loa huyền thoại, với mong muốn nhờ shop dựng lên một bộ loa 3 đường tiếng để khách nghe Bolero. 

Với cặp bass 515B, shop sử dụng thùng của Altec 816A, kiểu thùng front loaded horn cổ điển.

 

Anh muốn chơi thùng liền cả mid nhưng với kích thước khủng thế này cùng với việc anh em chế độ thay đổi driver thì sẽ khó khăn và tốn kém nên shop tư vấn anh chơi kiểu module, cặp bass được đóng rời so với thùng loa mid và loa tép. Sau có muốn đổi loa mid khác thì chỉ cần đổi thùng mid thôi. 

Cặp loa bass 515B đo bằng thiết bị đo Dayton Audio DATS V3, cho thấy 2 con này lệch nhau, và mặc dù thông số chuẩn là 16 ohm nhưng thực chất đo được chưa tới 10 ohm. 

Đây là con 515B vế trái. Trở kháng thuần đo được chỉ ~ 8ohm. Fs 19Hz.

Còn đây là con 515B vế phải, trở kháng thuần đo được là ~ 9ohm, Fs xuống 15Hz. 

Đáp tuyến tần số của 2 con 515B đo bằng mic Dayton Audio UMM-6 kết hợp với phần mềm REW

Hai con 515B có lệch nhau nhưng không đáng kể, nếu xét về loa cổ thì cặp này có thể nói là cân nhau. 

Còn cặp mid Goodmans Axiom thì thật đáng tiếc là một con đã bị kẹt côn, phải sửa, và bị bong dust cap. 

Đáp tuyến trở kháng sau khi sửa cho thấy 2 con khá là cân nhau và hình ảnh đáp tuyến trở kháng rất tương đồng. 

Đây là đáp tuyến trở kháng của con Goodmans Axiom 301 ở vế phải. Trở kháng ~15 ohm, làm mid thì mình cũng không cần quan tâm tới fs của nó lắm. 

Và đây là con Goodmans Axiom 301 ở vế trái. 

So sánh đáp tuyến tần số của hai con Goodmans Axiom 301. 

Có thể coi là cân nhau xét về độ tuổi và những gì nó đã trải qua. Nhìn vào đáp tuyến con mid Axiom có thể thấy rằng khi nhốt nó trong thùng kín, đáp tuyến tần số dải trầm bị suy giảm với tốc độ 6dB ở tần số từ khoảng 300Hz. Kế hoạch là sẽ phải cắt cho con bass ở tần số đó. Còn dải cao thì từ 10Khz trở đi nó cần sự giúp đỡ của Fostex T900A. Kế hoạch là như vậy. 

Siêu treble Fostex T900A được đưa vào trong thùng cùng với con Goodmans Axiom 301. Con này thì quá quen thuộc với shop rồi nên shop không đưa vào bài này nữa. 

Sau khi đo đạc thì phải nói rằng dù vô tình nhưng anh khách đã chọn 3 cặp loa rất hợp nhau, về dải tần, đặc biệt là về độ nhạy, khiến cho mạch phân tần phần đơn giản hơn, loa cũng không cần phải dùng điện trở/ lpad để cân bằng độ nhạy, khiến âm thanh phần nào mất đi sự tự nhiên và hao công suất. 

Sau khi test với các cấu hình khác nhau thì sơ đồ dưới đây là bản tối ưu nhất

Phân tần bậc 1, kết hợp thêm mạch Zobel cho con mid Axiom.

Đáp tuyến tần số mô phỏng theo phần mềm Xsim

Đường đen là Altec 515B, vàng là Goodmans Axiom 301 và đỏ là Fostex T900A. Đáp tuyến tần số mô phỏng ko thể hiện được siêu treble vì không được đo on axis, tuy nhiên thực tế khi đo on axis và tại chỗ ngồi thì đẹp hơn rất nhiều. 

Polar response:

Polar response cho thấy loa có góc phát xạ rộng (wide dispersion) và có nghĩa là chất âm của loa được thể hiện tự nhiên hơn. 

Đáp tuyến trở kháng khi chưa dùng mạch Zobel

Và sau khi dùng mạch Zobel

Trở kháng trung bình là khoảng 8 ohm cho cả bộ dàn. 

Comment của anh khách sau khi nghe:

Clip test được chơi với amply đèn 300B SE của Cary, DAC Musician và chơi qua music server của Audiolab. 

 

 

 

Đang xem: Thiết kế phân tần loa DIY 3 way gồm bass Altec 515B mid Goodmans Axiom 301 và Fostex T900A

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng