Để thiết kế phân tần sẽ cần đo đạc trực tiếp đáp tuyến trở kháng và đáp tuyến tần số của các củ loa Visaton W 200 S trong thùng bass vừa thiết kế và Markaudio CHR70 trong thùng back loaded horn.
Đáp tuyến trở kháng của Markaudio CHR70:
Thông thường với các loa mid khi ghép trong các bộ loa 2 đường, 3 đường tiếng thì thường sẽ được đặt trong thùng kín vừa để hạn chế dải dưới, vừa để cách biệt với loa bass để khi loa bass dao động trong thùng loa tạo ra áp suất thay đổi và làm thay đổi sự dao động của màng loa của loa mid...Tuy nhiên vì đây là tận dụng thùng loa back loaded horn nên có sao chơi vậy do đó khi đó đáp tuyến trở kháng của loa Markaudio CHR70 này thì sẽ thấy 2 đỉnh cộng hưởng, 1 của bản thân củ loa CHR70 và 1 của đường kèn của thùng loa back loaded horn.
Đáp tuyến tần số của Markaudio CHR70 trong thùng back loaded horn. Thùng back loaded horn được thiết kế dựa trên tần số Fs của củ loa, và độ dài đường kèn của thùng tỷ lệ với tần số Fs của củ loa. Thực chất thùng loa back loaded horn này được thiết kế ko phải cho CHR70, vì thế mà đáp tuyến tần số rất có khả năng sẽ có sự thiếu hụt về dải trầm hoặc nếu có cũng rất yếu.
Đáp tuyến tần số cho thấy tại dải tần số 200Hz, loa bị hum lên rất rõ rệt tromg khi dải tần thấp thì rất yếu, đó là lý do càn phải ghép thêm loa bass để hoàn thiện. Và loa bass sẽ phải phụ trách ở dải tần lớn hơn 200Hz để đảm bảo loại bỏ phần gồ lên rất lớn của dải tần số 200Hz.
Đáp tuyến trở kháng của loa bass VIsaton W 200 S trong thùng lăng trụ tứ giác:
Khi đo đạc củ loa trong thùng bass reflex, trên đáp tuyến trở kháng bao giờ cũng có hai đỉnh cộng hưởng, một của bản thân củ loa và một của lỗ thông hơi. VỚi đáp tuyến trở kháng của W 200 S trong thùng lăng trụ tứ giác có thể thấy rõ 2 đỉnh cộng hưởng này và ở giữa 2 đỉnh cộng hưởng chính là fB của thùng, là tần số thấp nhất mà thùng có thể chơi được, trong trường hợp này là vào khoảng hơn 30Hz một chút.
Đáp tuyến tần số của Visaton W 200 S trong thùng lăng trụ tứ giác
Có thể thấy tại tần số 80Hz, thùng bị hum, và sẽ phải tính toán tới mạch top notch filter để xử lý điểm gồ lên này kết hợp với một tụ xả của loa bass (cắt bậc 2).
Đưa các file .zma và .frd tương đương của 2 loa vào phần mềm Xsim và xác định điểm cắt là khoảng 400Hz. Ta có sơ đồ phân tần như sau:
Markaudio CHR70 được cắt bậc 3, Visaton W 200 S được cắt bậc 2 và sử dụng một mạch lọc top notch để xử lý điểm gồ lên ở 80Hz với các linh kiện có trị số tương đối lớn vì điểm cần xử lý ở tần số thấp.
Đáp tuyến tần số mô phỏng:
Đường đỏ là Markaudio CHR70, đường vàng là Visaton W 200 S, và đường xanh blue là đáp tuyến tổng.
Sau khi ráp phân tần thực tế thì đáp tuyến thực tế như sau:
Anh Sơn đã tới tận cửa hàng nghe trước khi hoàn thiện phân tần và đã rất chim ưng.
Một số clip test: