Dự án loa

Thiết kế phân tần loa ván hở 3 way sử dụng bass 40 Lii Audio W-15, Isophon PSM 120 ALU và tép planar Bohlender Graebener neo3 pdr

Thiết kế phân tần loa ván hở 3 way sử dụng bass 40 Lii Audio W-15, Isophon PSM 120 ALU và tép planar Bohlender Graebener neo3 pdr

Shop đã hoàn thiện cho anh Trường bộ loa ván hở 3 đường tiếng gồm Lii Audio W-15( bass), Isophon PSM 120 ALU và siêu tép ribbon Fountek NeoCD3.5H. Chi tiết trong clip dưới đây:

Nay anh Trường muốn nâng cấp con tép lên chơi dòng planar thay vì ribbon và chơi con Bohlender Graebener Neo 3 PDR, một con tép rất đặc biệt và đã bị tuyệt chủng, giờ còn rất ít trên thị trường.

Mặt trước

Mặt sau

Nhìn nghiêng

Điều đặc biệt của dòng planar nói chung và con Bohlender Graebener Neo 3 PDR này nói riêng đó là nó phát âm thanh ra cả 2 mặt trước và sau, nếu chơi open baffle tức là kiểu dipole thì khi chơi cả 2 phía thế này tạo hiệu ứng không gian rất mở và hay, âm thanh vô cùng tự nhiên, chi tiết và chính xác tuyệt đối với màng loa có trọng lượng gần như bằng không (sử dụng màng loa vật liệu siêu nhẹ Kaladex). không cần phải chơi thêm một tép bắn ra phía sau nữa. Còn nếu không chơi ván hở mà chơi thùng thì có thể bịt một trong hai mặt của nó lại. 

Image 4 - Bohlender Graebener Neo3 Driver with Deep Back Cup

Diện tích phát xạ âm thanh của nó lớn hơn gấp nhiều lần so với tép dome giúp cho âm thanh nó tạo ra có méo hài thấp hơn rất nhiều so với tép dome. 

Dòng planar Neo này của Bohlender Graebener sử dụng nam châm Neodymium kiểu đẩy kéo, liên tục hoạt động luân phiên cho cả 2 hướng, màng loa bằng vật liệu siêu nhẹ Kaladex,...Không có các chi tiết như cuộn âm nặng nề, các điểm nối, gân nhện như các dòng loa điện động thông thường, chính vì thế mà nó tránh được những hạn chế như can nhiễu pha, cộng hưởng màng loa do dao động quá nhanh và mạnh của các dòng loa điện động.

Thứ hai là đáp tuyến trở kháng của nó hoàn toàn là thuần trở, tức là phẳng lì từ tần số cộng hưởng Fs của nó tới tần số tới đa mà nó có thể chơi được, giúp dễ dàng hơn cho việc phối ghép với amply và thiết kế phân tần. 

Đáp tuyến tần số của con planar này sau khi đo đạc:

Loa có dải tần rất rộng, có thẻ chơi xuống tới cỡ 1,000Hz, và có một số điểm trũng tự nhiên cần lưu ý trong việc thiết kế phân tần. Với điểm lõm tại tần số cỡ 2,500Hz, xác định lấy điểm đó là điểm cắt với con mid Isophon vừa để loại bỏ điểm lõm, vừa phù hợp với điểm cắt ngọt của con Isophon. 

Sau khi so sánh đáp tuyến của cả 3 loa thì độ nhạy của con planar này là thấp hơn cả con mid và con Lii Audio W-15. Như vậy sẽ phải giảm độ nhạy của cả 2 con này xuống để cân với con planar (có độ nhạy chỉ cỡ 90dB). 

Thông tin chi tiết của 2 con mid và con bass này tôi đã biên ở dự án đầu rồi nên sẽ không đề cập thêm ở đây. 

Sau khi xác định được điểm cắt thì tôi có sơ đồ phân tần như sau

Một trong những khác biệt lớn nhất về sơ đồ phân tần của bộ này so với bộ trước là hàng tụ 12uf 10 con mỗi vế, thay vì chơi 1 con 120uf làm tụ xả cho loa bass. Việc này JBL đã thực hiện trong các bộ phân tần loa của họ gọi là chơi kiểu bypass, sử dụng nhiều con tụ có trị số giống nhau nhỏ hơn mắc song song và kết hợp thêm một con tụ bypass trị số nhỏ cỡ 0.1uf hoặc 0.01uf cũng mắc song song với hàng tụ đó. 

Đáp tuyến tần số mô phỏng

Đường đen là Lii Audio W-15 (bass), vàng là con Isophon và đường đỏ là con planar. Con planar này có đường lõm cố hữu cỡ 3dB. 

Bộ phân tần được chính anh Trường tự ráp theo tư vấn của shop. 

Một số hình ảnh thực tế của bộ loa tại nhà anh Trường

Comment của anh Trường sau khi test loa tại nhà:

Comment của khách nước ngoài sau khi nghe clip test

 

Một số clip test tại shop:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đang xem: Thiết kế phân tần loa ván hở 3 way sử dụng bass 40 Lii Audio W-15, Isophon PSM 120 ALU và tép planar Bohlender Graebener neo3 pdr

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng