Dự án loa

Thiết kế phân tần 3 way cho Supravox 165 LB ghép với bass 25cm Visaton W 250 S và treble planar Bohlender Graebener Neo3

Thiết kế phân tần 3 way cho Supravox 165 LB ghép với bass 25cm Visaton W 250 S và treble planar Bohlender Graebener Neo3

Anh Trung trước đây đã DIY một bộ loa ván hở sử dụng loa Lii Audio W-15 với sự tư vấn từ shop. Nay anh còn một cặp loa toàn dải 16cm của Supravox, mẫu 165 LB và anh muốn tận dụng nó dựng lên một bộ loa cây ba đường tiếng và nhờ shop tư vấn tiếp. 

Cặp loa này theo như thông số của hãng thì trở kháng 8 ohm, độ nhạy 95dB và dải tần từ 60 tới 19kHz. Xác định còn này dùng làm loa mid nên shop cũng không cần quan tâm giới hạn dải tần thấp và dải tần cao của nó lắm. Xác định sẽ bọc nó trong một hộp kín và đưa vào thùng loa cây. 

Sau khi đưa vào thùng kín bên trong loa cây thì như thường lệ shop sẽ đo đáp tuyến tần số và đáp tuyến trở kháng của nó sử dụng các thiết bị DATS V3Omnimic V2 của Dayton Audio. 

Đáp tuyến trở kháng:

Tần số cộng hưởng của loa sau khi đưa vào thùng kín đã thay đổi, tăng lên từ 60Hz thành 230Hz, đó là một trong những cách mà người ta gọi là phân tần bằng thùng loa. Như vậy con loa bass sẽ phải chơi ít nhất là tới 230Hz để nối với dải tần của con mid Supravox này, để không mất dải. 

Trở kháng thuần của loa là 5.1 ohm, và tần số càng tăng lên thì tính cảm kháng của loa càng tăng lên và có thể thấy trở kháng của loa tăng lên tới 20 ohm khi chơi tới dải cao hơn 10khz. 

Đáp tuyến tần số:

Đáp tuyến tần số của dòng Supravox sau nhiều dòng shop đã làm thì có thể kết luận rằng...đẹp, phẳng, cân bằng từ đầu dải tới cuối dải. Nhìn vào đáp tuyến này có thể thấy dải mid của con này rất hay và dải cao thì bị giới hạn, chỉ leen tới cỡ 7khz là lao dốc với tốc độ cỡ 12dB/ octave mặc dù nó là loa toàn dải, đó cũng là điểm yếu chung của loa toàn dải.  Đó là khi chúng ta cần thêm một con treble nữa để lấp đầy khoảng trống đó. 

Sau khi xem xét các yếu tố kỹ thuật và yêu cầu của anh Trung thì shop chọn chơi con Supravox này kết hợp với con loa bass 25cm Visaton W 250 S và con treble planar đã gần như tuyệt chủng Bohlender Graebener Neo3. 

Con W 250 S thì shop đã làm rồi, anh em có thể tham khảo lại các dự án loa 2 đường tiếng kết hợp với con siêu treble ribbon Fountek NeoCD3.5H nên shop không đề cập thới thông số kỹ thuật của nó ở đây, chỉ biết rằng con này là một trong những con loa bass chất lượng nhất trong tầm tiền với dải thấp có thẻ chơi sâu tới 31hz. 

Còn con treble planar thì shop có đo đạc như sau:

Đáp tuyến trở kháng của Bohlender Graebener Neo3

Nhìn vào đáp tuyến trở kháng của dòng planar anh em có thể thấy là rất bằng phẳng, từ đầu chí cuối, đó là đặc điểm rất đặc trưng của dòng treble này. Với đáp tuyến trở kháng thẳng tưng ở cùng một trở kháng thuần thế này rất dễ phối ghép thiết bị và cũng không cần phải làm mạch Zobel cân bằng trở kháng cho nó nữa.

Đáp tuyến tần số:

Không chỉ đáp tuyến trở kháng đẹp mà đến cả đáp tuyến tần số của nó cũng đẹp, anh em có thể thấy là nó đẹp từ tần số cộng hưởng gần 1khz cho tới 20kHz, cái khoảng mà con Supravox thiếu. Tuy nhiên xác định cắt con này ở 4,000Hz, tần số cắt tối thiểu của nó để lấy cả phần mid-high, phần mà dòng planar làm rất tốt. 

Anh Trung muốn chơi loa cây mà anh lại muốn nhìn nó thanh thoát nhất, như vậy, tôi sẽ đặt ngang con loa bass 25cm ở cạnh thùng và đặt con mid và con treble planar ở mặt trước với độ rộng loa tối thiểu. 

Việc đặt con loa mid lên trên con treble planar theo như Vance Dickason thì búp sóng sẽ được hướng lên trên.

Ngoài ra, tôi cũng sẽ phải thiết kế một thùng loa sóng 1/4 (quarter -wave) dạng transmision line để đáp ứng tiêu chí của anh Trung và cũng là đáp ứng tiêu chí của các thông số kỹ thuật yêu cầu đối với con loa bass W 250 S, đó là cắt tần rất thấp, cỡ 200 tới 300Hz. 

Vị trí đặt loa bass được tính một cách chính xác theo thùng 1/4 sóng theo phần mềm Hornresp để đảm bảo dải trầm tốt nhất trong khoảng dưới 300Hz. Lỗ thông hơi được đặt quay xuống dưới sàn. Tiêu âm 1/3 thùng. 

Sau khi đã có đủ thông tin của cả 3 củ loa, lấy được các file .zma và .frd của chúng, tôi tiến hành thiết kế phân tần cho bộ loa này sử dụng phần mềm Xsim, và xác định được các điểm cắt 250Hz và 4000Hz.

Sau nhiều hồi loay hoay thì sơ đồ cuối cùng như sau:

Loa treble planar được cắt bậc 3 tại 4000Hz, còn mid và bass được cắt bậc 2 tại 240Hz. 

Đáp tuyến tần số mô phỏng:

Mầu vàng là con mid Supravox cho chơi xuống sâu gần như hết cỡ còn dải trên thì cắt bớt để lấy dải mid high và high của con treble planar (màu đỏ), con bass là màu đen, tần số xuống khá là sâu, dưới 40Hz. 

Đáp tuyến trở kháng:

Trở kháng tổng ở mức trung bình 4 ohm gần như toàn bộ dải tần.

Phân tần sau khi ráp xong, sử dụng các linh kiện của Jantzen Audio:

Đáp tuyến tần số thực tế:

Có thể đấy loa có thể chơi ở dải tần rất là sâu. 

Hình ảnh loa sau khi hoàn thiện:

Một số clip test (Anh em đeo tai nghe vào nhé). 

Đang xem: Thiết kế phân tần 3 way cho Supravox 165 LB ghép với bass 25cm Visaton W 250 S và treble planar Bohlender Graebener Neo3

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng