Dự án loa

Thiết kế phân tần 3 đường tiếng gồm TAD TL-1601A, củ kèn Gauss HF4000 và siêu tép Fostex T925A

Thiết kế phân tần 3 đường tiếng gồm TAD TL-1601A, củ kèn Gauss HF4000 và siêu tép Fostex T925A
Một anh khách ở Biên Hòa gửi tới shop một thùng loa bao gồm loa bass 40cm nổi tiếng TAD TL-1601A, củ kèn rất gấu và nặng Gauss HF4000 và củ loa tép Gauss 1502 nhờ shop thiết kế phân tần.
Củ TAD nổi tiếng thì shop đã làm qua rồi, con này của khách rất rất mới, phải nói là rất đẹp so với tuổi đời của nó.

Củ TAD này shop đã làm cùng bộ Exclusive 2402 rồi, anh em có thể tham khảo lại Ở ĐÂY. Bộ này thì củ kèn là Gauss HF4000 chứ ko phải là TAD 4001 nữa. Anh em cần xem thông số kỹ thuật (đáp tuyến tần số và đáp tuyến trở kháng) của con TAD 1601 này thì vào lại bài đó xem nhé, vì kích thước và thiết kế thùng của 2 bộ này là gần như nhau. Thông số kỹ thuật thì có nhiều ở trên mạng nhưng thông số kỹ thuật thực tế của con này đo bằng các thiết bị của Dayton Audio như DATS V3Omnimic V2 thì chỉ có shop có thông số thôi. 

Và đây là củ kèn Gauss HF4000

Củ kèn rất to và nặng, có lẽ còn nặng hơn con TAD 4001, củ kèn này được gắn vào một họng kèn gỗ DIY. 

Và được đặt lên trên thùng của con TAD TL-1601. 

Đáp tuyến trở kháng của con kèn HF4000, đo bằng thiết bị DATS V3 của Dayton Audio

Đáp tuyến cho thấy một đặt trưng của đáp tuyến trở kháng  của một loa kèn đặc trưng có nhiều lỗ với nhiều đỉnh cộng hướng khác nhau từ tần số cộng hưởng của loa. 

Đáp tuyến cho thấy trở kháng của con kèn danh định là 16 ohm, trở kháng thuần là gần 11 ohm. Tần số cộng hưởng của loa là 445Hz, mặc dù vậy, đáp tuyến tần số thực tế mà lát sau tôi sẽ đo thì cho thấy loa kèn nó có tần số cộng hưởng còn thấp hơn nhiều và đó là cơ sở để tính toán thiết kế phân tần cho loa. 

Đáp tuyến tần số của Gauss HF4000 đo bằng thiết bị Omnimic V2 của Dayton Audio

Đáp tuyến tần số cho thấy con HF4000 này có thể chơi xuống tới 200Hz và rất rộng, từ 200Hz cho tới cỡ 17kHz, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho con kèn này và dựa vào đáp tuyến tần số của loa bass TAD TL-1601, tôi xác định điểm cắt của loa là 400Hz, chứ khong cắt thấp hơn hay lớn hơn và bởi vì loa có độ nhạy rất lớn, lớn nhất trong cả 3 loa, nên xác định sẽ phải giảm độ nhạy của nó xuống cho cân bới 2 loa còn lại và chỉ cho nó chơi tới 10,000Hz, cũng là nơi mà nó đã giảm độ nhạy xuống với  độ dốc cỡ 18 octave rồi, đó cũng xác định là điểm cắt dải trên của con HF4000 này. 

Cặp loa thứ 3 cũng là cặp loa tép và cũng là từ hãng Gauss đó là con tép đầu đạn Gauss 1502.

Con này nhìn thì hầm hố, hoành tráng, nặng trịch nhưng đo đáp tuyến tần số cho thấy nó chỉ có thể làm loa trung cao thôi chứ làm loa tép thì í ẹ. 

Nhìn vào đáp tuyến có thể thấy nó chỉ được dùng tốt trong khoảng từ 2khz cho tới cỡ 8kHz sau đó thì nó lao dốc, nếu muốn dùng thì phải cắt bậc 3 cho nó ở tần số 10Khz và tức là hệ thống mất đi hiệu suất vì phải giảm đồng thời độ nhạy của cả loa bass và loa kèn HF4000 xuống cả 10dB. Chưa kể con này cũng không phải là dòng siêu tép, chưa kể là với giá tiền này có thể chơi một con Fostex T90A mới toanh với thông số và chất âm siêu tép hay hơn rất nhiều, chưa kể là nó còn gọn gàng, tinh tế hơn khi đặt lên nóc thùng loa. 

Đáp tuyến trở kháng của loa Gauss 1502

Loa có trở kháng danh định 8 ohm, điện trở thuần hơn 4 ohm, tần số cộng hưởng cỡ 1,900Hz, hoàn toàn không phải là siêu tép.

Sau khi đo đạc con này thì tôi khuyên anh là để cho môn đăng hộ đối với bộ của anh thì nên chọn con siêu tép khác. Và sau một hồi đắn đo thì anh chơi hẳn lên Fostex T925A, xét về mọi thứ đều hợp với bộ này của anh, là siêu tép (lên tới 35khz, độ nhạy 108dB...), cắt ở 10kHz là đẹp. 

Fostex T925A thì anh em biết rồi, tôi không cần phải giới thiệu thêm vì nó đã quá nổi tiếng. 

Sử dụng phần mềm Xsim cùng với các file đo đạc .zma và .frd từ các củ loa bằng các thiết bị đo từ Dayton Audio. Tôi ra được sơ đồ sau với 2 điểm cắt là 400Hz và 10,000Hz. 

Sử dụng phân tần bậc 2, sử dụng lpad cho siêu tép Fostex T925A sau khi đã cân độ nhạy của con kèn HF4000 với con bass TAD bằng điện trở 16w cao cấp của Solen cũng mắc theo kiểu lpad, mặc dù độ nhạy của con Fostex T925A chỉ cao hơn tí ti nhưng vẫn phải lắp lpad cho cân theo từng thể loại nhạc và phù hợp với tai của từng người. 

Đáp tuyến tần số mô phỏng:

 

Đường vàng là con TAD, đường đỏ là con kèn, còn con siêu tép Fostex tôi không đưa vào phần mềm thiết kế do đã quá quen thuộc với con đó. 

Sau nhiều lần cắm ra rút vào các linh kiện khác nhau để test thì cuối cùng cho ra được phân tần thực tế sau khi ráp xong:

Sử dụng linh kiện trung cao cấp của Jantzen Audio và Solen. 

Đáp tuyến tần số sau khi ráp xong:

Phản hồi từ khách sau một tuần test loa:

Một số clip test: Anh em đeo tai nghe vào để cảm nhận tốt hơn. 

Eric Claption cover bài Still got the blues của cố nhạc sỹ guitar huyền thoại Gary Moore. 

 

 

 

 

 

 

Cảm ơn anh em. 

 

 

Đang xem: Thiết kế phân tần 3 đường tiếng gồm TAD TL-1601A, củ kèn Gauss HF4000 và siêu tép Fostex T925A

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng