Trước khi đi tìm một nửa còn thiếu của driver này để ghép thành một bộ loa 2 đường tiếng thì như mọi khi chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu về driver Fostex FW208N, rồi từ đó mới biết mảnh ghép còn thiếu sẽ như thế nào.
Nhìn vào các thông số Qts và Vas của củ loa, có thể kết luận là dòng loa bass của Fostex thường có thể tích thùng yêu cầu khá là nhỏ, tôi đã làm một số mẫu loa bass Fostex rồi. Và việc quan trọng là xác định được thể tích thùng loa cũng như cấu trúc của thùng loa và việc này đã được giải quyết với mẫu thùng loa có được từ một hãng thiết kế từ Nhật có thể tích tương ứng với thể tích yêu cầu đối với driver này, kích thước khá là nhỏ gọn.
Chỉ cần nhét con siêu tép ribbon vào thiết kế này là có thể biến thành một loa bookshelf hoàn hảo, thiết kế được bóc tách và lên 3D để tiến hành ráp sản phẩm.
Đáp tuyến trở kháng của FW208N được đo trục tiếp trong thùng và đo bằng DATS V3 của Dayton Audio mà shop đang phân phối.
Đáp tuyến trở kháng cho thấy loa có Fs có thể xuống tới 20Hz và khi được ráp trong thùng này thì dải trầm thấp nhất mà thùng này có thể tạo ra được là vào khoảng 45Hz. Tần số này là ổn đối với một loa bookshelf nhỏ gọn như này.
Đáp tuyến tần số của loa được đo trực tiếp trong thùng với tiêu chuẩn đo chỉ 1.3v/ 1w và được đo bằng mic đo của Dayton Audio.
FW208N là một loa bass dải rộng với dải tần có thể lên tới khoảng 5kHz và với đáp tuyến khá là ổn định. Duy chỉ có một điều là có một điểm lõm rất sâu ở dải tần 2000Hz và đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc quyết định điểm cắt tần của bộ loa 2 way này ở đâu.
Để tìm một con treble ghép cùng với FW208N thì một là phải tìm một con có độ nhạy lớn hơn độ nhạy của FW208N 3dB và hai là con treble đó phải có tần số cộng hưởng Fs vào khoảng 1000Hz và tức là có thể cắt tần cho con tép đó ở tần số 2,000Hz mà không làm cháy con treble.
Xét tới các yếu tố trên, shop tư vấn cho anh chơi con Fountek NeoCD3.0 mà shop đang phân phối vì nó đáp ứng được cả hai yếu tố trên.
Sơ đồ phân tần sau khi xác định điểm cắt vào khoảng 2000 tới 2,500Hz
Đáp tuyến tần số mô phỏng
Đường vàng là Fostex FW208N và đường đỏ là siêu tép ribbon Fountek NeoCD3.0, đường xanh đen là đáp tuyến tổng. Như vậy điểm lõm ở 2000Hz đã được triệt tiêu phần lớn.
Phân tần lắp ráp thực tế
Đáp tuyến tần số đo thực tế bằng mic Omnimic V2 của Dayton Audio
Một số clip test của cặp loa bookshelf này: