Nhân có một bác post ảnh và hỏi về một hệ thống loa ván hở sử dụng 2 con Eminence Alpha 15A được lắp ngược chiều nhau, một con thì quay mặt loa ra ngoài và con quay đít ra ngoài. Em đành phải biên một bài về kiểu/ hệ thống lắp ghép dành cho loa ván hở này cho anh em tham khảo.
Theo em được biết thì nó có 2 trường phái:
1.Trường phái đơn giản: đó là 2 con Eminence Alpha 15A này được mắc theo kiểu đẩy – kéo (Push-pull), tức là con này đẩy thì con kia kéo bằng cách đấu ngược pha cho driver. Anh em tham khảo hình minh họa dưới dây. Không nhìn thấy cụ thể cả hệ thống nhưng em đồ rằng 2 con Eminence Alpha 15A này được mắc đẩy kéo.
Đây là một cấu hình có ưu điểm là giảm méo hài tốt, tuy nhiên cấu hình này cũng có một số nhược điểm vì quay đít ra thì cái màng loa ở mặt sau của loa nó bé và bị chặn bởi các khung đỡ driver và chính vì thế nó cần phải dao động mạnh hơn tầm 20% so với màng loa chính thì mới đảm bảo yêu cầu.
2.Trường phái phức tạp và đỉnh cao:
Thực ra hệ thống loa subwoofer được lắp kiểu 69, 96 này được dùng rất phổ biến và đã được cấp bằng sang chế hẳn hoi chứ ko phải DIY ngẫu nhiên như vậy nhưng là dùng driver SW-12-16FR (30cm) của hãng GR Research. Một mẫu driver dành riêng để đánh ván hở, Qts ~ 0.8, độ nhạy thì chỉ 85dB (vì) và nó được ghép đặc biệt cùng mạch công suất Servo của Rythmik (Direct Servo Subwoofer Amp A370PEQ, đang được bán với giá 400$/bộ chưa ship), các cặp driver subwoofer này được đấu song song và có hệ thống dùng tới 3 con driver ở một vế lắp kiểu 696 hoặc 969.
Hệ này sử dụng 4 con SW-12-16FR, thùng H-frame, mắc 69, 96.
Hệ này sử dụng 8 con SW-12-16FR, thùng H-frame, mắc 6969, 9696.
Đây là bo công suất Servo A370PEQ thần thánh của Rythmik.
Dạng plate amp tức là một bo mạch kiêm mặt sau của sub luôn giống như mấy con sub đang bán hiện nay trên thị trường. Sự kết hợp giữa driver này và mạch công suất Servo được Tây nó so sánh giống như cặp Dwight York và Andy Cole của Man United ngày xưa ấy, tức là hoàn hảo. Riêng với hệ thống công suất Servo của Rythmik thì thậm chí gần như driver subwoofer nào cũng có thể đánh OB được chứ không riêng gì driver này, chỉ có là có hay bằng hay không thôi. Anh em mà chơi thuần túy thì phải chọn driver chứ mà chơi kiểu mạch công suất Servo kiểu này thì hầu như con subwoofer nào cũng chơi được.
Sự kế hợp giữa driver của GR Research và mạch công suất Servo của Rythmik tạo ra một sản phẩm rất rất nổi tiếng là Super V (2,500$/ cặp chưa ship, độ nhạy 97dB, bass xuống sâu tới 20Hz), sử dụng 4 con driver SW-12-16FR của GR Research chia 2 cặp đấu ngược hướng nhau và dải trên sử dụng một con đồng trục của P Audio, tiếc là con đồng trục này đã không còn được sản xuất nữa. Khi mua về thì chỉ cần đấu amp đánh cho dải trên thôi còn dải dưới thì đã có bo Servo đi kèm đánh rồi. Đây là hệ thống mà Tây nó còn phải hỏi không biết đây là hệ thống home audio hay là professional audio vì sử dụng toàn driver của loa sân khấu/ chuyên nghiệp nhưng chất âm thì quá nhiều lời ngợi khen cùng với tầm tiền vì hàng pro audio thì toàn đồ sẵn và giá rẻ. Gía 2,500$ chủ yếu là tiền tác quyền với chất xám thôi.
Loa Super V huyền thoại của GR Research
Một phiên bản khác của Super V cũng sử dụng 4 con driver như trên nhưng được đấu theo kiểu W-frame như hình dưới đây.
Kiểu bố trí như này gọi là W-frame.
Ưu điểm đặc biệt của hệ thống subwoofer này là đó là bass nhanh, nói lên khả năng quay trở lại vị trí ban đầu của màng loa sau khi dao động. Điều này đặc biệt quan trọng bởi vì màng loa của loa sub thường dày, Fs thấp và rất nặng (để tạo ra âm thanh tần số thấp) và các driver thường thì chỉ có mong chờ vào sự dẻo dai và khỏe khoắn của hệ thống đàn hồi (nhện, nam châm...) để kéo màng loa quay về vị trí ban đầu của nó sau khi dao động thôi nhưng cũng không thể chính xác và nhanh được. Khi kết hợp với mạch công suất Servo A370PEQ dành cho loa sub thì tốc độ quay trở về vị trí ban đầu của màng loa nhanh hơn khoảng 7 lần so với driver sub thông thường không dùng mạch Servo. Mà với mạch Servo thì kể cả driver subwoofer có màng loa mỏng, nhẹ, Fs cao cũng có thể cho bass nhanh được lý do là vì nó có hệ thống phản hồi bao gồm các sensor chuyển động được gắn tại các cuộn âm của driver, các sensor này sẽ liên tục báo về cho thằng bo công suất Servo rằng thì là cái cuộn âm của loa đó nó có di chuyển chính xác theo tín hiệu hay không và dựa theo đó thằng Servo nó sẽ tăng giảm tín hiệu đưa vào driver để phanh hoặc tăng tốc cho cuộn âm và từ đó điều chỉnh dao động của driver loa sub để đảm bảo cho đáp tuyến bằng phẳng xuống tới tận 20Hz, cũng là nhờ có bo Servo này điều khiển mà cho dù 2 loa mặc ngược chiều nhau nhưng vẫn không bị triệt tiêu lẫn nhau mà vẫn đảm bảo bass xuống sâu và đồng đều trong phòng nghe. Nôm na hiểu rằng thằng Servo này nó giống như thằng lái xe ngựa, 4 con ngựa là 4 con Eminence Alpha 15A hay GR SW-12-16FR. Nó sẽ điều khiển sao cho các con ngựa này chạy ở vận tốc nhất định, không được phi xuống ruộng, không làm biếng...Thằng nào chạy nhanh thì thằng kia chạy chậm lại, kiểu như thế.
Tốc độ dao động của driver subwoofer tầm từ 1/20Hz tới 1/200Hz thì cũng ko thể so với tốc độ truyền tin hiệu từ sensor lắp trên loa về thằng Servo đâu vì nghe đâu nó là 1/30,000Hz. Nhanh gấp cả gần 200 lần nên anh em không cần phải hỏi nữa nhé.
Maybelle Việt Nam/ Audible Hertz Shop