Tin tức

SO SÁNH TÉP MÀNH VÀ TÉP DOME

SO SÁNH TÉP MÀNH VÀ TÉP DOME

SO SÁNH TÉP DOME và TÉP MÀNH

Loa tép mành có lịch sử khá lâu đời, hơn 50 năm kể từ ngày ra đời. Ribbon, tiếng Anh có nghĩa là dải ruy-băng, tôi nhớ từ này là bởi vì bài hát kinh điển Tie a yellow around the ole oak tree (buộc dải ruy-bằng quanh cây sồi già), dải/ mảnh cũng là cấu trúc đặc trưng của tép mành (ribbon).

Loa tép mành Fostex FT7RP: 5,390,000/ cặp. 

Tép mành – giống như một driver điện động thông thường, cũng phải cần có nam châm (mũi tên màu xanh) và một “cuộn âm” (màu xám) nhưng ko phải dưới hình dáng cuộn âm của loa thông thường mà là dưới dạng một dải (mành). Ribbon, vừa là cuộn âm vừa là màng loa, vì nó có trở kháng rất là thấp nên nó luôn luôn phải cấu tạo cùng với một biến áp đi cùng (một dạng matching transformer, hay stepup transformer) để phối hợp trở kháng với đầu ra của ampli. Khi dòng tín hiệu chạy qua ribbon, nó tươgn tác với từ trường và làm cho các mành loa rung ra trước và sau, tạo ra âm thanh.

Anh em đều biết rằng loa tép thường được sử dụng ở tần số cao, tức là nó sẽ cần phải nhỏ, nhẹ, damping tốt để có thể dao động ở tốc độ cao một cách chính xác ở tần số cao và do đó thể hiện được đầy đủ dải tần mà nó cần phải tái tạo. Ví dụ 10,000Hz có nghĩa là dao động 10,000 lần/ giây, rất nhanh. Mặc dù chức năng của các loại loa tép là như nhau như vậy nhưng đối với từng loại loa tép thì lại có những đặc tính khác nhau.

Loại loa tép phổ biến nhất thường được gọi là dome tweeter, chữ dome ở đây có nghĩa là dạng vòm tròn giống như những tòa nhà có mái vòm tròn kiểu Hồi giáo, hầu hết đều có đường kính rát nhỏ tầm 1inch (2.54cm).

Loa tép dome Fostex FT207D: 2,690,000/ cặp.

Loa tép dome FT28D: 3,890,000/ cặp. 

Lý do hầu hết loa tép dome đều có hình dạng này là bởi vì về mặt cơ học những kiến trúc kiểu vòm thường chắc chắn mà không cần phải gia cố thêm (quả trứng làm một ví dụ, an hem có thể bóp nát theo chiều ngang của nó nhưng khó mà bóp nát nó theo chiều dọc), việc không cần phải gia cố thêm cái gì cũng đồng nghĩa với việc trọng lượng của màng dome sẽ nhẹ hơn và do đó đáp ứng dao động nhanh hơn, bất kỳ một vật liệu kết cấu thêm vào dù chỉ nửa mili gram cũng sẽ ảnh hưởng tới tốc độ dao động của loa khi cố gắng đáp ứng theo các dạng sóng của tín hiệu âm thanh đầu vào. Ngoài ra còn một yếu tố nữa khiến cho dome tweeter trở nên phổ biến đó là với hình dạng dome thì sản xuất bằng máy móc tự động cũng dễ dàng và đơn giản hơn, việc này cũng là lý do khiến dome tweeter có giá thành rẻ hơn. Vòm của loa dome tweeter có thể làm bằng nhiều các loại vật liệu khác nhau như vải len hay lụa. Một số dome tweeter được bôi thêm một lớp sơn lên bề mặt để tăng độ cứng và damping tốt hơn hoặc có những sản phẩm được làm bằng kim loại như nhôm để cứng hơn nữa và damping tốt hơn nữa. Thậm chí có những sản phẩm được làm bằng kim cương nhân tạo hoặc beryllium (Các dòng dome tweeter Satori đắt tiền của SB Acoustics). Mặc dù vậy khi sử dụng những vật liệu cứng hơn thì chúng có nhược điểm là dễ vỡ và nặng hơn, chưa kể vật liệu Beryllium còn khôg tốt đối với môi trường và đặc biệt là có giá thành cao. Ví dụ như dòng T250D của Fostex với màng được làm bằng Magiê, có giá lên tới 15,900,000/ cặp.

Loa tép dome Fostex T250D: 15,900,000/ cặp. 

Tép mành thì khác. Thay vì sử dụng công nghệ loa điện động thông thường (gồm màng loa, cuộn âm và nam châm), tép mành chỉ sử dụng một màng phẳng và siêu siêu mỏng (vừa đóng vai trò làm màng loa vừa đóng vai trò làm cuộn âm), thường được làm bằng các lá nhôm mỏng hoặc từ các tấm phim polymer mạ kim loại. Fountek là một trong những công ty sử dụng công nghệ này để sản xuất tép mành (Dòng Neo của họ) với giá thành hết sức hợp lý.

Loa tép mành Fountek NeoX3.0: 4,990,000/ cặp. 

Màng của tép mành rất nhẹ, thường chỉ bằng 1/10 của tép dome nhưng diện tích bức xạ âm thanh lại lớn hơn cỡ 10 lần so với tép dome, cũng chính vì vậy mà tép mành có đáp ứng thường nhanh hơn, chính xác hơn hơn so với tép dome (thể hiện rõ nhất là những âm thanh phát ra từ guitar và bộ gõ, âm thanh bắt đầu và kết thúc gần như đồng thời và đột ngột như nghe nhạc cụ sống) nhưng khác với tép dome, tép mành đáp ứng với tín hiệu âm thanh đưa vào trên toàn bộ bề mặt của nó một cách đồng đều và dao động theo tác động từ trường của hệ thống nam châm. Tép dome thì kể cả loại đắt tiền cũng có kả năng bị dao động phi tuyến dưới một số điều kiện hoạt động nhất định.

ƯU ĐIỂM CỦA TÉP MÀNH

Đó là nó nhẹ và đáp ứng nhanh trên toàn bộ bề mặt dao động của nó chứ không như tép dome. Nếu an hem cần một âm thanh chi tiết, mềm mại và tinh tế, loa tép mành là vô địch, nó đáp ứng tốt với hầu hết cả dạng sóng yêu cầu chi tiết cao và tần số đáp ứng được lên tới 50kHz. Tép mành dễ dàng xử lý được các sóng hài siêu cao nằm ngoài dải tần nghe được của tai người, dải tần siêu cao này sẽ thể hiện thêm được không gian và áp suất đối với những định dạng độ phân giải thực sự cao. Trong khi đó tép dome thì anh em tưởng tượng cái màng nó nặng hơn và khi dao động ở những tần só rất cao nó không kiểm soát được damping của cái màng của nó giống như kiểu nó sẽ có những cái lực quán tính dư thừa khiến cho nó dao động ko chính xác theo dạng sóng đưa vào.  

Loa tép mành Fountek NeoCD2.0: 4,990,000/ cặp, cao tới 15cm. 

Màng tép dome nặng hơn nhiều, cỡ nửa gram, và nó cần một hệ thống đàn hồi (nhện, gân) để hoạt động, và có thể để hoạt động chính xác và hiệu quả hơn tép dome sẽ cần phải bơm thêm dung dịch sắt non vào khe cuộn âm và điều này cũng lại tăng thêm trọng lượng của tép dome. Trong khi tép mành thì không cần phải damping, nó tự động damping theo nam châm của nó.

Loa tép mành cao cấp nhất của Fountek, Pro10i, với chiều cao lên tới 30cm. 

Hình dáng của tép mành cũng ảnh hưởng tới âm thanh. Tép mành thường hẹp và cao (dòng NeoPro10i của Fountek cao tới 30cm), cho phép phân tán âm thanh theo chiều ngang rộng hơn và chiều cao (chiều dọc) thì phân tán âm thanh ít hơn (do bị triệt tiêu), việc hạn chế phân bố âm thanh theo chiều cao có lợi điểm là âm thanh sẽ ko bị ảnh hưởng bởi trần nhà và sàn nhà (sàn nhà thì có thể trải thảm mềm để hạn chế sóng phản xạ). Việc phân bố âm thanh rộng theo chiều ngang cũng sẽ mang lại một vùng nghe rộng và tốt hơn cho một hệ thống có nhiều người nghe. Đó chính là lý do tép mành thường có âm hình tốt và ít thay đổi theo các phòng khác nhau.

Một ưu điểm nữa không thẻ nhắc đến đó là nếu mành nó bị cháy, anh hoàn toàn có thể mua mành mới về đẻ tự thay được mà không cẩn phải thay cả driver.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA TÉP MÀNH

Tép mành thường có trở kháng thấp, nên khó ghép nối với ampli, chính vì thế mà nó phải tích hợp một biến áp để phối hợp trở kháng giữa loa và ampli (thường được dùng giữa ampli yêu cầu trở kháng đầu ra cao và loa có trở kháng thấp, hoạt động giống như biến áp stepup 100V thường dùng ở hệ thống loa đa kênh và ngoài trời). Điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí sản xuất và phức tạp hơn.

Sản xuất tép mành yêu cầu độ chính xác cao hơn so với tép dome vì biến áp của nó có rất ít vòng dây, có trường hợp chỉ có 5 vòng dây mà nếu sản xuất mà không đúng chuẩn thì sẽ thiếu vòng dây hoặc thừa vòng dây dù chỉ với sơ suất nhỏ nhất.

Việc sản xuất cũng không được tự động hóa nhiều mà vẫn phải dùng cơm do sự phức tạp trong thiết kế của nó, đó cũng là một lý do nữa khiến giá của loa tép mành thường cao hơn so với tép dome và nhờ có cơm giá rẻ của TQ mà đại diện duy nhất là Fountek đã cho ra đời những sản phẩm loa tép mành hợp túi tiền của an hem.

Tép mành không đáp ứng tốt ở trung âm bởi vì nó chỉ làm việc tốt ở tần số cao như đãp hân tích ở trên, trong khi tép dome thì vẫn đáp ứng tốt ở dải trung. Cái này bản thân tôi cũng đã trải nghiệm với các dòng tép mành của Fountek, chúng chỉ nên dùng làm dải cao thôi, đó là lý do mà tép mành thường được dùng ở các hệ loa 3 đường tiếng như an hem thấy, hầu như không thấy ở hệ loa 2 đường tiếng. Rất ít tép mành làm việc tốt dưới ở tần số dưới 2,500Hz và nếu có thì toàn phải làm phân tần bậc 3 trở lên, hết sức tốn kém và phức tạp. Trường hợp đặc biệt là hãng Dali (Đan Mạch) sản xuất riêng một loại tép mành kết hợp với một loa trung ở trên cùng một cấu trúc tép mành của họ và đưa vào sản phẩm Monitor Audio PL100.

Tóm lại anh em nên chơi loa tép dome/ tép kèn.. cho hệ 2 đường tiếng và tép mành cho hệ 3 đường tiếng trở lên.


Maybelle Vietnam/ Audible Hertz Shop

Đang xem: SO SÁNH TÉP MÀNH VÀ TÉP DOME

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng