Tin tức

PHÂN TẦN CHO LOA SIÊU TÉP

PHÂN TẦN CHO LOA SIÊU TÉP

PHÂN TẦN CHO SIÊU TÉP

Nhiều anh em mua loa siêu tép cỡ gần 20 triệu/ cặp mà khi phân tần cho loa lại chỉ nghe nói với nghe tư vấn từ người bán là lắp một cái tụ với một trị số “kinh nghiệm” như vậy vừa không khai thác được tối đa độ đắt tiền của loa siêu tép vừa có thể về lâu…ngắn sẽ làm hỏng siêu tép của mình mà không biết.

Fostex T925A

Khi phân tần cho loa siêu tép đầu tiên anh em phải xem khuyến cáo từ nhà sản xuất hoặc xem xem tần số Fs (có chỗ ký hiệu là Fo) của loa là bao nhiêu. Ví dụ loa T90A có Fs là 3.6kHz chẳng hạn thì cần phải cắt ở nó tần số ít nhất là gấp đôi, tức là 7,2kHz hoặc nếu cẩn thận hơn thì lấy XA hơn nữa, càng xa cái tần số Fs của nó càng tốt chừng nào khi nhìn vào đáp tuyến của nó thấy cắt ở tần số đó mà đáp tuyến vẫn bằng phẳng cho tới tần số 20kHz. Như hình dưới đây thì hãng nó cũng đã khuyếncáo là nên cắt ở tần số hơn 7kHz (12dB/ 1 octave). 

Ví dụ nhìn vào đáp tuyến đi cùng với loa như dưới đây.

Nhìn vào đường đáp tuyến trên cùng liền nét (mic test ở 0 độ so với loa) thấy dải tần số từ 10kHz tới 20kHz là bằng phẳng trước khi dốc xuống. Ta chọn luôn tần số cắt là 10kHz. Hỏi tôi chọn 9,5kHz, 8kHz… có được không? Nhìn vào đáp tuyến và căn cứ vào việc tần số cắt phải gấp đôi tần số Fs của loa thì tôi bảo được. Vấn đề là khi ta chọn tần số cắt cũng phải tính đến linh kiện là tụ và cuộn cảm sao cho trị số gọn nhất, không cần phải mắc thêm để cho đủ trị số khiến cho chi phí tăng lên mà thêm mối hàn, thêm linh kiện thì khả năng sẽ thêm sai số và tạp âm.

Ví dụ nếu tôi chọn 10kHz, loa 8 ôm, là tần số cắt, đảm bảo về mặt kỹ thuật rồi, b ây giờ nếu tính ra thì sẽ cần phải có tụ 1uF và cuộn cảm 0.25mH, 2 linh kiện này đều có sẵn, đặc biệt chỉ riêng Jantzen là có sẵn cuộn cảm 0.25mH, còn các hãng khác thì chỉ có 0.24mH và 0.26mH.

Nếu tôi chọn tần số cắt là 9,5kHz (loa 8ôm) thì linh kiện sẽ cần tương ứng là 1,11uF và 0,28mH. Như vậy sẽ phải lắp thêm (song song) ít nhất 1 con tụ 0.11uF vào nữa thì mới đủ trị số là 1.11uF.

Nhiều người chỉ dùng mỗi một con tụ để cắt cho loa siêu tép 20 củ, thực ra như vậy rất có khả năng một lúc nào đó sẽ cần mua lại cặp loa siêu tép đó từ tôi vì bị cháy. Khi cắt hay còn gọi là phân tần bằng 1 tụ cho loa tép, kỹ thuật gọi là lọc bậc 1, tức là chỉ có một linh kiện phân tần cho một loa thôi, như vậy rất có khả năng một thằng tần số thấp bố láo ăn cắp nó lách qua được con tụ đó và làm cháy loa vì đáp tuyến của mạch lọc bậc 1 rất là thoải. Việc lắp song song với loa tép thêm một cuộn cảm sẽ biến mạch phân tần trở thành mạch lọc bậc 2 khiến cho loa siêu tép được bảo vệ khỏi các tần số thấp hơn tần số cắt của nó đi vào loa và giúp bảo vệ loa khỏi bị cháy. Anh em tham khảo một sự so sánh giữa các bậc lọc (từ bậc 1 tới bậc 4) dưới đây của bộ lọc Butterworth.

Đường mầu đen là bậc 1, anh em thấy là nó rất thoải và sẽ có khả năng chạm tới tần số Fs của con siêu tép, từ bậc 2 trở đi cái độ dốc càng ngày càng đứng và như vậy nó không ảnh hưởng gì tới Fs của con loa 20 củ cả.

Chúng ta có thể dùng mạch lọc bậc 1 cho loa bass nhưng riêng phân tần cho siêu tép hay loa tép đắt tiền thì nên chơi 1 tụ và 1 cuộn cảm như hình dưới đây để bảo vệ loa siêu tép. 

Tất nhiên là tôi bán cả loa siêu tép Fostex từ FT17H cho tới T900A với giá rẻ hơn cả mua ở Nhật và cả phân tần cho loa siêu tép nữa. Anh em có nhu cầu hãy gọi 090 345 33 11. TÔI CHỈ BÁN ĐỒ MỚI VÀ ĐỒ HÃNG.

Maybelle Vietnam/ Audible Hertz Shop.

Đang xem: PHÂN TẦN CHO LOA SIÊU TÉP

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng