Dự án loa

Thiết kế phân tần loa ván hở 3 đường tiếng sử dụng Isophon P30/31A, Atelier Rulitt Lab 8 và Fountek NeoCD3.0

Thiết kế phân tần loa ván hở 3 đường tiếng sử dụng Isophon P30/31A, Atelier Rulitt Lab 8 và Fountek NeoCD3.0

Anh Toàn mang tới 2 cặp loa gồm 1 cặp loa bass 30cm Isophon P30/31A và một cặp toàn dải 20cm Atelier Rullit Lab 8 với mong muốn làm một cặp loa ván hở. Sau khi đo đạc thì tôi đề nghị anh ghép thêm một trong những cặp tép mà tôi đang phân phối là tép mành Fountek NeoCD3.0 thành loa ván hở 3 đường tiếng.

1.Cặp loa bass 30cm Isophon P30/31A




Đặc tuyến trở kháng của loa như sau:

Đặc tuyến cho thấy trở kháng thuần của loa vào khoảng 2.9 ohm với trở kháng tại tần số cộng hưởng của loa vào khoảng 40 ohm và sau 500Hz thì giống như đặc điểm của các dòng loa bass khác khi tần số tăng lên thì trở kháng cũng tăng lên theo (do cấu trúc của loa điện động gồm có cuộn âm về bản chất là một cuộn cảm có một trị số nhất định, trong trường hợp này là 0.3mH, nên khi tần số tăng lên cuộn cảm có xu hướng ngăn chặn tín hiệu tần số cao hơn trị số của nó). Nhằm làm cho đáp tuyến tần số của driver bằng phẳng, tức là không thay đổi theo tần số thì có thể dùng các mạch cân bằng như Zobel (RC nối tiếp rồi song song với loa bass) để xử lý. 

Tần số cộng hưởng trong không gian tự do Fs vào khoảng 42Hz (khá là sâu) là tần số mà tại đó màng loa bắt đầu dao động với tín hiệu nhỏ nhất được đưa vào. Với tần số này nếu đóng thùng chuẩn thì có thể xuống sâu hơn nữa, tầm dưới 40Hz. Tuy nhiên anh muốn chơi ván hở. 

Qts của loa cũng bình thường, khoảng 0.62, thực ra là chơi ván hở sẽ hơi đuối một chút so với loa thùng nhưng nếu thiết kế ván đủ lớn để cách biệt mặt trước và mặt sau của loa thì vẫn có thể chơi được. Tôi đã thiết kế cho anh một thùng mở hậu có kihcs thước tương đối lớn và có cánh lật ở mặt sau để khi cần có thể đóng vào để tăng bass lên. Tôi có biên một bài về chọn driver để chơi ván hở, anh em có thể tìm đọc với cùng từ khóa qua google.  

Nếu chơi thùng thì với tỷ số EBP (Effective Bandwidth Product) = Fe/Qes = 75 (nằm trong khoảng từ 50 tới 100) thì anh Long có thể chơi thùng kín cũng được mà chơi thùng bass reflex cũng được. Tuy nhiên anh Long thích chơi ván hở nên tôi sẽ không đề cập tới thiết kế thùng cho loa này.  

Đáp tuyến tần số của loa Isophon như sau:

Loa có đáp tuyến khả dụng rất rộng, lên tới 5,000Hz. Độ nhạy trung bình vào khoảng 90dB tới 95dB. Tuy nhiên khi chơi ván hở trong bộ này thì chỉ cắt cho con Isophon này ở tần số khoảng 1000Hz mà thôi, còn lại là để cho con toàn dải Diatone và tép mành Fountek. 

Chúng ta sẽ xem thông số kỹ thuật của con toàn dải Diatone P-610FB như thế nào. 

Loa có đáp tuyến trở kháng như sau:

Trở kháng thuần 7.7ohm so với trở kháng danh định của loa là 8 ohm. Fs xuống sâu cỡ 82Hz và Qts khá là cao với xấp xỉ bằng 1, có thể chơi ván hở với kích thước ván nhỏ. 

Trong trường hợp bộ 3 đường tiếng ván hở này, như mọi khi, theo tôi tối ưu nhất vẫn là để loa toàn dải/ loa trung chơi tự do, và chỉ sử dụng mạch sửa đáp tuyến để cho nó bằng phẳng hơn thôi. Đây cũng là cách chơi phổ biến với loa ván hở mà các hãng như Pure Audio Projects sử dụng. Vừa là để tăng dải mid low của hệ thống nơi con toàn dải và con bass đánh chồng dải vừa là để tăng hiệu năng và đảm bảo tính tự nhiên đặc trưng của loa toàn dải. 

Với driver này khi lắp trong mạch tôi sử dụng mạch sửa đáp tuyến (vì trên đáp tuyến của nó có một đoạn tần số bị gồ lên), tây nó gọi là mạch notch filter song song (parallel notch filter) hoặc còn gọi là mạch parallel trap filter, mạch lọc bẫy song song sử dụng 3 linh kiện R, L, C mắc song song với nhau và nối tiếp với cực + hoặc cực - của loa cần sửa đáp tuyến. Như vậy, với mạch này, nếu đáp tuyến của loa có điểm nào đó gồ lên tại một dải tần số nhất định thì nó sẽ làm cho bằng phẳng. 

Đáp tuyến tần số của loa như sau:

 Loa đáp tần khá là đẹp với độ nhạy trung bình khoảng hơn 90dB, và dải tần rộng, lên tới tầm 16kHz. Dải tần trên dưới 2000Hz có khoảng bị gồ lên tầm 2dB cẩn phải làm bằng để đỡ át tiếng của các dải khác.

Sơ đồ phân tần của bộ này như sau:

Lưu ý: Isophon P3037A được cắt bậc 2 và lắp đảo pha.

Loa tép mành Fountek NeoCD3.5H cũng được lắp đảo pha. 

Loa toàn dải Diatone được đánh tự do, kết hợp với 1 mạch lọc notch filter song song và mạch Zobel để cân bằng trở kháng. 

Đáp tuyến trở kháng trước khi có mạch Zobel:

Và sau khi có mạch Zobel:

Đáp tuyến tần số của bộ ván hở 3 đường tiếng này như sau:


Đường đen là Isophon P30-37A, đường vàng là siêu tép mành Fountek NeoCD3.5H, đường đỏ là toàn dải Diatone và đường xanh lục là đáp tuyến chung của hệ thống.

Chi phí phan tần vào khoảng 8.000.000 đồng sử dụng các linh kiện chât lượng của các hãng Visaton, Jantzen và Solen. 


Audible Hertz Shop/ Maybelle Audio

Đang xem: Thiết kế phân tần loa ván hở 3 đường tiếng sử dụng Isophon P30/31A, Atelier Rulitt Lab 8 và Fountek NeoCD3.0

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng