Dự án loa

Độ phân tần cho cặp Exclusive 2402 sử dụng TAD TD 4001 và TAD TL 1601A

Độ phân tần cho cặp Exclusive 2402 sử dụng TAD TD 4001 và TAD TL 1601A

Pioneer Exclusive 2402 là cặp loa monitor 2 đường tiếng chuyên nghiệp dùng trong các phòng thu studio, sử dụng hai cặp loa TAD (Technical Audio Devices) với loa bass là con TAD TL 1601A, đường kính 40cm có thể chơi xuống tới 29Hz (theo thông số từ hãng) rất nặng và loa trung cao là con kèn TAD TD 4001 dải tần từ 600Hz tới 20kHz đi kèm với một họng 5 lỗ DIY lại dựa trên họng TH 4001 nguyên bản, cả 2 con đều dùng nam châm Alnico. Cặp Exclusive 2402 này sử dụng bộ phân tần TN-2, cắt ở 650Hz nhưng anh Lâm không kiếm được và muốn nhờ Shop DIY lại bộ phân đó. 

Hình ảnh cặp loa bass TL-1601A:

TAD Pioneer TL-1601a

Hình ảnh cặp loa trung cao TD-4001:

TD-4001 TAD - HiFi-Do McIntosh/JBL/audio-technica/Jeff Rowland/Accuphase

Mặc dù đã có thông số của 2 cặp loa này từ nhà sản xuất nhưng tôi vẫn sẽ đi đo đạc đáp tuyến tần số và đáp tuyến trở kháng thực tế của chúng và từ đó có thể đưa vào phần mềm tính toán cho chính xác.

Đo đáp tuyến trở kháng của con TD 4001:

Có thể thấy luôn Fs của nó là 600Hz đúng với Fs được hãng công bố và Re của nó vào khoảng 6 ohm từ sau tần số cộng hưởng. Đáp tuyến trở kháng tương đối ổn định từ tần số cộng hưởng cho tới 20kHz. 

Đáp tuyến trở kháng của loa bass TAD TL 1601A

Cũng vậy, nhìn vào đáp tuyến có thể thấy Fs đo được tương đương với Fs công bố từ nhà sản xuất (~ 29Hz) và Re của loa vào khoảng 8 ohm sau đó thì tăng lên theo tần số. Như vậy, có thể thấy rằng với việc cắt ở 650Hz thì không cần phải dùng mạch cân bằng trở kháng cho loa này, vì loa chỉ đánh từ 29Hz tới 650Hz và ở dải tần số Re vẫn xấp xỉ bằng 650Hz. 

Đo đáp tuyến tần số của loa TAD TD 4001 và TL 1601A:

Đáp tuyến TL 1601 A

Đáp tuyến cho thấy dải tần của TL 1601A tương đối rộng, lên tới 2kHz so với thông số từ hãng nhưng chúng ta chỉ quan tâm tới dải tần từ 29Hz cho tới 650Hz, dải tần này cho thấy một đáp tuyến rất đẹp, phần còn lại sẽ do TD 4001 đảm nhiệm. 

Đáp tuyến tần số của TD 4001

Đáp tuyến của con kèn này cũng tương đương với thông số của nhà sản xuất nhưng đáp tần thì rất đẹp và thiếu dải cao. Hãy nhìn từ đoạn hơn 3000Hz trở lên sẽ thấy đáp tuyến đi xuống và từ 10khz thì thiếu tép như vậy sẽ cần bổ sung thêm siêu tép cho nó. 

Thiết kế phân tần:

Do đặc tính của con TD4001 không thể cắt thấp hơn 650Hz đồng thời tham khảo bộ phân tần nguyên bản TN-2 cắt tần ở 650Hz, nên phân tần bộ này tôi sẽ cắt ở 650Hz và dựa vào tần số này để làm cho đáp tuyến mượt mà hơn và nhạc tính cao hơn. 

Như vậy, để cắt ở tần số 650Hz và trở kháng loa 8 ohm, theo tính toán sẽ cần sử dụng cuộn cảm 2.7mH cắt cho loa bass và cắt bậc 2 bằng cách thêm con tụ xả 33uF vào để tiếng bass tách bạch hơn và gọn hơn. Còn con TD 4001 thì cũng cắt bậc 2 nhưng chỉ cắt ở dải dưới thôi, còn dải trên cho đánh tự do, độ nhạy của TD 4001 rất cao so với TL 1601A vì thế sử dụng cặp điện trở mắc theo kiểu chữ L (L-pad) để giảm độ nhạy của nó cho cân bằng với con TL 1601A. Nguyên bản thì hãng dùng một con lpad để điều chỉnh bằng tay nhưng do kết cấu của thùng và cũng xác định dùng thêm siêu tép nên mạch này chỉ dùng cặp điện trở thay vì l-pad. 

Đáp tuyến tần số khi chưa có siêu tép như sau:

Đường màu vàng là loa bass TL 1601A và màu đen là TD 4001, màu xanh blue là đáp tuyến tổng, có thể thây ngay rằng dải tần trung cao trở lên bị thiếu, và cần phải bổ sung thêm một con siêu tép. Và anh Lâm quyết định chơi thêm con siêu tép Fostex T900A. 

Sơ đồ phân tần mới như sau:

Loa Fostex T900A được làm phân tần riêng, đựng trong hộp có tích hợp núm chỉnh l-pad của Fostex R80B và được cắt bậc 3. 

Đáp tuyến tần số sau khi thêm T900A như sau:

Đường màu đỏ là con bass TL 1601A, màu vàng là con TD 4001 và màu đen là con Fostex T900A, màu xanh blue là đáp tuyến tổng sau khi tính đến sai pha giữa các loa. Có thể thấy là đường màu đen (T900A) trội hơn so với đáp tuyến chung, tôi cố tình làm như vậy vì nó đã tích hợp l-pad để điều chỉnh độ nhạy rồi nên có thể tăng giảm phần trội hơn này tùy ý và cũng để cho bộ phân tần của con T900A đa dụng hơn, có thể lắp sang một bộ khác mà không cần thay đổi gì. 

Bây giờ sẽ đo đạc lại đáp tuyến tần số thực tế xem có bằng phẳng không, việc đo đạc sẽ được thực hiện với một loa (mono) tại khoảng cách và độ cao của Mic hợp lý so với hướng on axis của loa. 

Phân tần sau khi lắp xong, chưa bao gồm hộp phân tần của Fostex T900A, sử dụng toàn bộ linh kiện của hãng Jantzen-Audio Đan Mạch. 

Sau đây là một số clip test của bộ Exclusive 2402 sau khi hoàn thiện:

IFrame

IFrame



Đang xem: Độ phân tần cho cặp Exclusive 2402 sử dụng TAD TD 4001 và TAD TL 1601A

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng