Tin tức

LOA SUB 2 CẦU/ LOA 4 CHẤU/ LOA 2 CUỘN ÂM (DUAL COIL)

LOA SUB 2 CẦU/ LOA 4 CHẤU/ LOA 2 CUỘN ÂM (DUAL COIL)

LOA SUB 2 CẦU (2 CUỘN ÂM – DUAL VOICE COIL)

Có khách nói là có mua được một cặp loa có 4 chấu loa +/- mà không biết đấu nối thế nào, sợ cháy,.. nên shop biên một bài này nhằm giúp anh em hiểu thêm về dòng loa này và giúp an hem kết nối cho chuẩn. Câu hỏi về đấu nối cho dòng loa 2 cầu này cũng là câu hỏi hay gặp nhất trên thế giới.

Loa 2 cầu kiểu 2 cặp cọc đặt đối nhau.

Fountek FW300DV (2,790,000/chiếc). 

Loa 2 cầu kiểu cả 4 chấu đều đặt 1 bên. 

Đây thực chất là loại loa 2 cuộn âm hay còn gọi nôm na là loa 2 cầu (2 cầu đấu), loa này thường sử dụng phổ biến nhất trong car audio, vì loa ô tô thường cần phối ghép nhiều cặp loa với nhau với các trở kháng linh hoạt. 

Loại loa 2 cuộn âm này (loa 2 cầu) có đặc điểm là có 4 chấu 2 đỏ 2 đen trên một driver thay vì 2 như driver thông thường, khi thì đặt đối diện nhau khi thì đặt ở cùng một phía. Đó là vì loa 2 cầu sử dụng 2 cuộn âm khác nhau trên cùng một driver (có sản phẩm thì mắc song song, có sản phẩm thì mắc nói tiếp). (Em giải thích ngắn lại một tí là cuộn âm là một cuộn cảm gắn với màng loa và dịch chuyển ra vào theo tín hiệu cấp vào cho nó, khi tín hiệu cấp vào là âm thì nó dịch chuyển về hướng của nam châm và kéo màng loa thụt vào theo và khi tín hiệu cấp vào nó là dương thì nam châm đẩy nó ra và màng loa cũng đẩy ra theo) trong khi loa thông thường thì chỉ có một cuộn âm và do đó chỉ có 2 chấu + và -. Gía của loa 2 cầu cũng vì thế mà đắt hơn so với loa 1 cầu (1 cuộn âm).

Thực ra loa 2 cầu không có ưu điểm gì đặc biệt hơn so với loa 1 cầu về mặt chất âm cả, ưu điểm chủ yếu của nó là sự linh hoạt về trở kháng khi phối ghép với ampli. Loa 1 cầu thì chỉ có 1 giá trị trở kháng duy nhất ví dụ như 4 ohm hay 8 ohm, không thể nào thay đổi được trừ khi phải lắp song song hoặc nối tiếp thêm một loa khác thì mới thay đổi được (tăng lên hoặc giảm đi). Nhưng đối với loa 2 cầu thì trở kháng của nó có thể thay đổi từ 2 tới thậm chí 8 ohm dựa vào cách đấu giữa các chấu của nó vì nó có tới 2 cách để đấu trong khi loại loa 1 cầu thì chỉ có một.

Tóm lại sự khác nhau giữa 2 loại loa 1 cầu và 2 cầu chỉ có vậy, còn lại thì đáp tuyến tần số, công suất, thể tích thùng là như nhau nếu xét hết các thông sô ở cả 2 loại loa là giống nhau.

Loa 2 cầu 4 ohm kết nối với ampli 2 ohm

1 cặp loa 2 cầu 4 ohm kết nối với ampli 4 ohm

Sự linh hoạt còn ở chỗ loa 2 cầu có thể đấu một cầu cũng được mà đấu cả 2 cầu cũng được (tức là dùng 1 cuộn âm trong số 2 cuộn mà nó có hoặc là dùng cả 2 cuộn), chỉ khác là khi đấu cả 2 cuộn (dù 2 cuộn đó là mắc song song hay nối tiếp với nhau bên trong) thì hệ số Qes (hệ số phẩm chất về điện) của nó cũng sẽ chỉ còn ½ so với khi dùng 1 cuộn. Mà Qes lại liên quan tới hệ số EBP của loa (hệ số này tính bằng fs/Qes), nếu hệ số EBP mà < 50 thì loa 2 cầu đó thích hợp để dùng trong thùng kín, còn lớn hơn 50 thì thích hợp dùng trong thùng có lỗ thông hơi. Như vậy khi chỉ đấu 1 cặp chấu trên loa thì Qes lại cao à EBP lại nhỏ à cho vào thùng kín và khi đấu cả 4 chấu thì à Qes lại nhỏ à EBP lại cao à hợp với thùng có lỗ thông hơi.

Ngoài ra khi đấu 2 chấu hay 4 chấu còn thay đổi độ nhạy của loa nữa, nếu 2 cuộn âm trong loa mắc song song với nhau thì khi chỉ đấu 2 chấu độ nhạy của loa sẽ thấp hơn so với khi đấu cả 4 chấu. Do đó nếu anh em muốn tăng độ nhạy thì đấu cả 4 chấu. Trường hợp này có thể khác nhau đối với từng hãng sản xuất khác nhau.

Khi anh em chỉ kiếm được có 1 con loa 2 cầu thôi thì có thể dùng nó làm  sub trong hệ thống loa 2.1, là hệ thống hay dùng loại loa 2 cầu này nhất kết hợp với 2 loa vệ tinh. Trong hệ thống 2.1 này thì tín hiệu từ 2 kênh của ampli được đưa trực tiếp vào 4 chấu của driver này luôn. + vào +, - vào -, vào từng cặp của chấu của nó thông qua một bộ phân tần, dải thấp được đưa qua con driver DVC này và dải cao thì qua 2 con loa vệ tinh.

Trong trường hợp anh em có 2 con loa 2 cầu này, mỗi con đấu vào một kênh của ampli thì có nhiều cách đàu khác nhau như sau:

1.Chỉ sử dụng 1 cặp chấu thôi, cặp nào cũng được. Đừng có lấy (+) của cặp này với (–) của cặp kia là được.

Trường hợp này, mọi thông số của loa 2 cầu đều giữ nguyên, không có gì thay đổi cả.

2.Cũng chỉ sử dụng 1 cặp chấu đấu vào 1 kênh của ampli, (+) của cặp này với (-) của cặp kia đưa vào +/ - của ampli, còn lại 2 chấu kia  đấu vào với nhau.

Trường hợp này thì vì sử dụng cả 4 chấu của loa nên Qes còn ½, RE thì giảm đi 1/2 so với trường hợp 1, tức là loa 4 ohm thì bây giờ thành loa 2 ohm.

3.Hai cặp chấu đấu song song với nhau và đấu vào  1 kênh của ampli.

Trường hợp này, Qes cũng giảm đi ½ như trường hợp trên nhưng trở kháng của loa cũng giảm đi 1 nửa, tức là đang là loa 4 ohm thì giờ thành loa 2 ohm và độ nhạy thì tăng lên 6dB.

Còn trong trường hợp an hem có tới 4 con loa 2 cầu thì sẽ có 2 trường phái đấu nó 2 kênh của ampli như sau, nhưng là phải giống nhau hoàn toàn mới chơi kiểu này được.

1.Mắc nối tiếp 1 cuộn âm của mỗi driver với nhau rồi đưa mỗi cặp sau khi mắc nối tiếp đó đưa ra 2 kênh của ampli.

Trường hợp này thì Qes vẫn bằng ½ so với khi dùng 1 cuộn âm và do đó sẽ cần thùng có lỗ thông hơi cho 2 cặp loa này, và thê tích của thùng loa này sẽ phải bằng gấp 2 lần so với khi sử dụng 1 loa, trở kháng cũng tăng gấp đôi, tức là loa 4ohm thì giờ thành 8 ohm, độ nhạy cũng tăng lên 6dB, công suất tăng lên gấp đôi.

2.Mắc song song từng cuộn âm của 2 loa với nhau rồi đưa mỗi cặp sau khi mắc song song ra 2 kênh của ampli.

Trường hợp này thì Qes vẫn bằng ½ so với khi dùng 1 cuộn âm và do đó sẽ cần thùng có lỗ thông hơi cho 2 cặp loa này, và thê tích của thùng loa này sẽ phải bằng gấp 2 lần so với khi sử dụng 1 loa, nhưng trở kháng thì giảm còn ½, tức là loa 4ohm thì giờ thành loa 2 ohm, độ nhạy tăng lên rất cao 12dB, công suất cũng tăng lên gấp đôi.

Maybelle Vietnam/ Audible Hertz Shop

Đang xem: LOA SUB 2 CẦU/ LOA 4 CHẤU/ LOA 2 CUỘN ÂM (DUAL COIL)

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng