Tin tức

L-PAD và ứng dụng

L-PAD và ứng dụng

Đúng như tên gọi, L-pad, là bởi vì cách bố trí 2 linh kiện là điện trở trong mạch điện nó có hình chữ L như hình dưới đây. 

Một mạch L-PAD căn bản với R1 mặc nối tiếp với loa và R2 mắc song song với loa. 

Thực chất nó giống như một cái biến trở (biến là biến đổi/thay đổi, còn trở là trở kháng), tức là trở kháng thay đổi có chức năng tăng hoặc giảm độ nhạy của loa và phối hợp trở kháng (cố định trở kháng cho phân tần và ampli) để cố định điểm làm việc của phân tần, việc này đặc biệt quan trọng đối với ampli đèn.

Tại sao lại phải dùng L-PAD?

Khi chúng ta dùng loa 2 đường tiếng trở lên thì thường thường loa tép sẽ có độ nhạy cao hơn loa bass (hầu như loa tép nào cũng có độ nhạy trên 90dB) và loa woofer thường có độ nhạy < 90dB (loa có độ nhạy lớn hơn 90dB thì thường giá sẽ cao hơn nhiều so với loa có độ nhạy thấp). Và khi đó từ một mức âm lượng nhất định, loa tép sẽ có âm sáng (bright) vượt trội hơn so với loa bass, và người nghe sẽ thấy tiếng tép át hết trên cả đáp tuyến tần số, còn gọi là chói. Hoặc có những trường hợp mặc dù hiếm gặp hơn là loa bass (cổ) có độ nhạy cao hơn (có thể lên tới 100dB) so với loa tép (chỉ hơn 90dB) và cũng xảy ra hiện tượng trên. Đó là khi chúng ta cần phải sử dụng L-PAD.  

Lpad cao cấp LC 95 của Visaton. 

Ngoài ra dù các loa có độ nhạy bằng nhau nhưng nếu trở kháng khác nhau thì loa nào có trở kháng thấp sẽ mẫn cảm với độ nhạy nhiều hơn các loa còn lại, ví dụ loa 4 Ohm thì sẽ nhậy cảm với điện áp (tín hiệu) hơn so với loa 8 Ohm, đơn giản là trở kháng (cản trở, kháng cự) nhỏ thì điện áp sẽ đi vào nhiều hơn, trở kháng lớn thì điện áp sẽ đi vào ít hơn và do đó sẽ phải cần một thiết bị như L-PAD để duy trì cân bằng trở kháng giữa các loa và giảm độ nhạy nếu có giữa các loa đó.  

Vậy độ nhạy là gì? Loa có độ nhạy cao giống như một cô gái mới lớn, chỉ cần 1 ngón tay khẽ dí vào thôi là cũng hét ầm lên, nước mắt nước mũi dầm dề. Còn loa có độ nhạy thấp giống như một chị sồn sồn mãn kinh, có mà cả lon bia Tiger vào thì cũng chả si nhê gì. Đó là lý do loa có độ nhạy cao chỉ cần oánh bằng ampli đèn vài Watt là kêu được luôn còn loa có độ nhạy thấp thì phải chơi bằng ampli số/ sò công suất lớn hơn nhiều. Nói một cách kỹ thuật thì độ nhạy của loa nó thể hiện hiệu suất của loa khi biến đổi từ điện năng sang âm năng như thế nào, độ nhạy cao chứng to hiệu suất của loa đó tốt, chỉ cần một ít tin hiệu điện là nó đã chơi tốt rồi, còn loa có độ nhạy thấp thì cần phải có tín hiệu lớn hơn/ công suất lớn hơn.

Ở trường hợp hiếm gặp hơn là loa bass có độ nhạy cao hơn loa tép thì chúng ta có thể sân siu hay xân xiu 3dB, tức là loa bass có thể có độ nhạy cao hơn loa tép 3dB mà không cần phải dùng L-pad vì loa bass có năng lượng tần số thấp lớn nên sẽ bị suy hao theo khoảng cách (bình phương khoảng cách) nhiều hơn so với loa tép nên dôi ra 3dB là để bù cho sự suy hao đó.

Lpad 20W 8 ohm LC 57 của Visaton. 

Nếu muốn tiết kiệm tiền thì có thể dùng 2 con điện trở như hình vẽ phía trên để thay cho L-PAD tuy nhiên nó sẽ hơi bất  tiện vì 2 con điện trở này có trị số cố định, không thay đổi được trừ phi thay 2 con trở khác. Trong khi nếu anh em chơi nhiều, hay cắm rút hoặc thay đổi môi trường nghe nhạc và thậm chí là cả thể loại nhạc thì nó không thể linh động như L-PAD được. L-PAD vặn lên vặn xuống rất tiện lợi.

Nếu muốn dùng 2 con điện trở thì anh em tham khảo cái link này. Cứ đọc thông số đọ nhạy của 2 loa (ký hiệu là SPL, đơn vị là dB) rồi so sánh với nhau. Theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ cần L-PAD khi độ nhạy hơn kém nhau từ 4dB trở lên, còn không thì bỏ qua.

Cột đầu là độ sai khác giữa hai độ nhạy của 2 củ loa theo các mức từ -3dB cho tới -15dB. Anh em cứ việc dóng sang là xong là biết mình cần dùng 2 con điện trở có trị số là bao nhiêu. Bảng tham chiếu này là dùng cho trường hợp độ nhạy của loa tép lớn hơn độ nhạy của loa bass.

Còn nếu dùng L-PAD thì mắc L-PAD như hình dưới đây với loa tép.

Về công suất, thường trên L-pad sẽ có thông số công suất như 15W, 50W, 100W. Thường thì có thể dùng L-pad tầm 15W tới 30W đối với các loa tép nhỏ, còn đối với midrange thì có thể dùng công suất lớn hơn từ 50W tới 100W.

Đối với các bộ loa 3 đường tiếng của Tây thì họ hay dùng 2 L-pad, 1 cho tweeter và 1 cho loa trung âm. Đó cũng chính là ưu điểm của loa 3 đường tiếng so với 2 đường tiếng, là vì anh em có thể điều chỉnh được độ nhạy của loa ở các dải tần khác nhau. Lưu ý là trước khi sử dụng là phải tắt volume của L- PAD sau đó từ từ vặn lên từng tí một cho tới khi cảm thấy cân bằng thì thôi. 

Một bộ L-PAD R80B của Fostex chẳng hạn, nó có đầy đủ núm vặn, bảng vạch dB, để an hem tự do điều chỉnh lên sao cho vừa tai mình mà chả cần quan tâm trở kháng hay độ nhạy của 2 loa nó là bao nhiêu :). Nói chung ai đã chơi horn tweeter (độ nhạy cao tới gần 100dB) thì nhất định là nên dùng L-PAD. 

Maybelle Việt Nam



Đang xem: L-PAD và ứng dụng

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng