Dự án loa

Đo đạc và thiết kế phân tần cho bộ ván hở 4 đường tiếng gồm Isophon P38A, RFT L3354 PBK, và Fountek NeoX3.0

Đo đạc và thiết kế phân tần cho bộ ván hở 4 đường tiếng gồm Isophon P38A, RFT L3354 PBK, và Fountek NeoX3.0

Anh Minh đang chơi bộ loa ván hở 4 đường tiếng sử dụng 1 cặp bass 15inch Isophon P38a, 1 cặp RFT L3354 PBK 30cm, 1 cặp loa toàn dải 20cm màng giấy không có giấy khai sinh và 1 cặp tép giấy Siemens mà nhìn là biết chỉ oánh tới cỡ 16,000Hz. Hệ thống được oánh bi-amp với con P38A được oánh riêng và hệ 3 loa còn lại oánh bằng một ampli khác.

Cặp Isophon P38A

Kêt quả đo cho thấy driver này có Qts khá là thấp, cỡ 0.67 mà thôi, để chơi ván hở thì cần phải đánh bi-amp hoặc chơi phân tần chủ động mới được. 

Loa có trở kháng 4 ohm, Fs = 45Hz, Qts = 0.68. 

Đáp tuyến tần số khi đo ở 1W/2.83VAC, đo ván hở theo đúng điều kiện sử dụng. 

Driver có độ nhạy ở mức trung bình, tầm từ 90dB tới 95dB và dải tần hoạt động tốt nhất trong khoảng từ 3,000Hz đổ lại và cần chồng dải thêm với mid bass để có bass tốt hơn. 

2. Cặp loa 30cm RFT L3354 PBK

Cặp loa này đầu tiên được anh Minh sử dụng làm mid chính. 

Đôi này chơi ván hở thì chuẩn rồi vì Qts cao (1.4).

Loa có trở kháng 5 ohm, Fs = 59Hz, Qts = 1.4. 

Đáp tuyến tần số có SPL trung bình khoảng 90dB, dải tần tốt nhất từ 200Hz cho tới tầm 12,000Hz.

Với các thong số của con RFT này, tôi muốn nó chơi mid bass trong một dải tần ngắn (sử dụng tụ lớn mắc nối tiếp với cuộn cảm) và gối một phần dải tần thấp của nó với con ISOPHON P38A để cải thiện đấp tuyến tần số thấp của hệ thống. 

3. Con toàn dải 20cm không có giấy khai sinh:

Con này nhìn thì hình như của Saba, màng giấy xanh rất đẹp.

Con này Qts cũng cao luôn, chơi ván hẹp 30cm cũng ok, không cần phải ván to. 

Loa có trở kháng 6 ohm, Fs = 76, Qts = 1.2.

Là loa chơi ván hở nên chỉ cần quan tâm tới một số thông tin này thôi. 

Đáp tuyến tần số khá là đều, duy chỉ có một điểm peak ở tần số 4,000 khá là khó xử lý và đáp tuyến tần số hơi ngắn (chỉ tới tầm hơn 8000Hz) như vậy con tép sẽ phải là một con có dải tần rộng thì mới chơi được. SPL trung bình con nay ở 90dB.

4. Tép giấy Siemens

Con này chính ra là để chơi mid high nhưng vì hệ 4 đường tiếng đã đủ phức tạp, thêm con này + con tép dải rộng nữa là thành 5 đường tiếng, khá phức tạp. Ngoài ra đáp tần của con này cũng không được đẹp cho lắm. 

Đáp tuyến dải cao khá nhấp nhô và chỉ tới tầm 16,000Hz. 

Sau khi đo xong thì tôi khuyên anh Minh nên thay con tép màng giấy này bằng một con tép dải rộng mà tôi đang phân phối và lắp vừa với lỗ của con tép giấy này, tuy nhiên sau một hồi tính toán thì chỉ có con Fountek NeoX3.0 (4,990,000/ cặp) là đáp ứng được về độ nhạy và độ rộng dải tần. 

Sơ đồ phân tần sau khi đo đạc và mô phỏng:

S1 là tép mành Fountek NeoX3.0, S3 là con toàn dải 20cm, S4 là RFT 3354 PBK, S5 là Isophon P38A. 

Đáp tuyến tần số sau đo đạc và mô phỏng như sau

Như vậy nhìn vào đáp tuyến này thì dải cao của con Fountek có độ nhạy khá lớn, sẽ cần pải dùng một con Lpad để điều chỉnh cho cân bằng nếu thấy con tép này chói quá so với các dải khác. Dải trung cao có thể sẽ bị gắt một chút vì điểm peak của con toàn dải 20cm trên đặc tuyến. 


Audible Hertz Shop. 


Đang xem: Đo đạc và thiết kế phân tần cho bộ ván hở 4 đường tiếng gồm Isophon P38A, RFT L3354 PBK, và Fountek NeoX3.0

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng